Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Gặp nhau năm 2012 - ngày 12/8


Tại nhà hàng "Gió mới" trong CV Thống nhất
Ngày 12/8 - 2012











hàng sau từ trái qua: Mộng Tuấn, Quang gà, Hoàn, Đức, Trang, Hải, Huyền B, Ngô Hà, Tuyết,   
hàng trước từ trái qua: Thanh Tuấn, Toàn, Đăng, Tuấnb, Đức, Hùng




Từ trái qua: Quang-gà, Đức, Thanh Tuấn, Phong

Từ trái qua: Hải, Ngô Hà, Huyền B, Thanh Hà



-------   Email từ Việt Hùng 2012/8/16 hung nv <hungnv7x@yahoo.com> 

Cảm ơn Quốc Hưng
Tôi xem được rồi.

- Quang & Hoàn thì bắt đầu quá trình lão hóa rồi, tóc rụng rồi đó ;) 
- Thanh Tuấn vẫn gầy quá hình như gầy hơn cả ngày xưa!?
- Mộng Tuấn, Tuấn B & Đức thi béo ra nhiều, phát tướng hết rồi.
- Tôi nhận ra được Khánh Toàn, Quốc Đăng.

Kim Dung, Thảo không khác nhiều với lúc học còn học ĐH, lâu quá rồi cũng không gặp lại 2 bạn.

Hàng nữ phía trên có Huyền B, Trang, Hải, Phương, Ngô Hà, Thủy, Tuyết, phía sau là Hoài Đức, Thanh Mai, Hà A và Thanh Hà, hình như lần gặp Thanh Hà gần nhất là lúc Thanh Hà vào Saigon năm 97 ở khu sân bay đúng ko nhỉ?

Thân & tks 
Việt Hùng

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Tây Thiên


Có một số hình tôi vừa lấy từ album ảnh nhà nsBình-điếc/côLân. Hình đã mờ lắm rồi, nhưng vẫn còn nhận ra nét mặt của các bạn.

Trước khuôn viên Trần Phú, có hai bạn tự bị lấp đề nghị khai báo tên. Hình này nhiều khả năng thuộc năm 11 hoặc 12.

Hình này là nhóm bạn đi Tây Thiên. Tuấn mộng to như bò mộng còn cao hơn cả bsTuấn. Ngoài ra Tuấn-chúbé, Hưng-con, nsBình-điếc, Vinh-lửa, Đức thân hình tương đương, nhưng đến nay kích cỡ của 5 vị rất khác nhau.
Cũng là hình đi Tây Thiên. Các bạn rất giống các thủ lĩnh nông dân đang khởi nghĩa.
2012 qHưng

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

ALBERT SARRAUT như tôi hiểu


Tôi điện thoại cho Hoàn hỏi thăm ngày hôm sau mấy giờ vô tới Sài Gòn, rồi thu xếp anh em gặp nhau thế nào, không quên nhắc tới chùm ảnh "Tuyển tập minh họa Đông Dương" (L'Indochine - Illustreés Anthology) của tác giả Pháp Antoine Cabaton, xuất bản năm 1932. Chùm ảnh vừa vừa mới đăng trên Internet, trong đó có hình đuợc chú thích là trường Trần Phú. Tôi khăng khăng nói rằng không phải là trường Albesaro mà là tên gì đó, còn Hoàn khẳng định đó là An-be-xa-rô. Chúng tôi hẹn nhau ngày hôm sau gặp mặt sẽ mang ra tranh luận về bức hình. 

Nói xong tôi mở ra trang web nọ và đọc cho kỹ lại thế này: “Trường Trung học Albert Sarraut ở Hà Nội (nay là trường PTTH Trần Phú)”. Ồ, thế ra đúng là Albesaro thật nhưng được viết là Albert Sarraut. Thôi thế dốt cũng chỉ nên dốt lần chót này để từ nay về sau viết cho trúng cái chữ Albert Sarraut. Lần đầu tiên tôi nghe thấy cái tên ông Tây này là từ bác Thận bố của Tú Uyên, là người luôn canh cánh lo lắng cho con và cho các bạn của con. Hết cấp 2, mặt ngơ ngác không biết đi về đâu,  Ông ân cần chỉ dẫn; chúng tôi gồm Uyên, Thu Vân, Nam, Trà, Hưng, Đăng…theo Ông tới khối nhà lớn quét vôi vàng, mái nâu đỏ, nghe Ông nói: “trường này trước kia tên là An-be-xa-rô”. Tôi hãnh diện lớn lên một tuổi để nhập học nơi tòa nhà đồ sộ này, nhưng tới hôm nay tôi mới viết đúng tên nó.



Hai bức ảnh xưa và nay có rất ít chỗ giống nhau. Albert Sarraut trong quá khứ là kiến trúc nhiều khối, gồm dãy một tầng bao quanh, chính giữa có nhiều mái nhà cao thấp ghép lại, khối cao nhất những 3 tầng. So với trường Trần Phú chỉ mỗi khối chữ U cao 2 tầng, thật không khớp nhau chút nào.

Hoàn lý giải khuôn viên trường Trần Phú còn bao gồm cả tòa nhà bên trường nhạc tức là băng qua cả phố Hai Bà Trưng bây giờ. Tôi đã tra gu-gồn rồi, phát hiện ra có những hai cái Albert Sarraut.

Tại số 8 Phố Hai Bà Trưng ngày nay năm 1902 người ta cho xây trường đặt tên là Collège Paul Bert  cho con em quan chức Pháp và viên chức cao cấp người Việt. Năm 1913 quan toàn quyền Albert Sarraut nâng lên thành Lycée. Năm 1914, chính quyền cho xây cơ sở mới gần dinh Toàn quyền (nay là Phủ chủ tịch) nay là Trụ sở Trung Ương Đảng CS VN. Năm 1919 xây xong, cũng là lúc 2 ngôi trường  được đổi tên thành Lycée de Hanoi. Người Pháp chuyển lớp lớn hơn về cơ sở mới quen gọi là Grand Lycée còn cơ sở cũ thì đặt là Petit Lycée (trường Trung học Nhỏ).

Trường chúng ta học chính là Petit Lycée. Năm 1923, toàn quyền lâm thời François Baudoin đổi tên thành Trường Trung học Alber Sarraut (Lycée Albert Sarraut) để kỷ niệm cựu Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut, người ra quyết định lập trường, bấy giờ đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp. Phân sở Petit Lycée lấy lại tên cũ là Lycée Paul Bert.

Theo dòng lịch sử trường ta tên Collège Paul Bert từ 1902-1913, rồi Lycée Paul Bert 1913-1919, Lycée de Hanoi 1919-1923, và sau năm 1923 lại là Lycée Paul Bert. Như vậy chưa bao giờ tên trường chúng ta từng học chính thức mang tên Albert Sarraut.


Chúng tôi ngồi ở quán nhậu vỉa hè đường Nguyễn Trung Trực- Quận 1, trước mặt sừng sững khối nhà xây từ thời Pháp, bên trái là khuôn viên Dinh Độc lập. Thế Hà “đi chợ” mấy món tôi thích là thịt bò xào rau càng cua (vì nó có mùi càng cua biển), nồi lẩu dạ dày hầm với tiêu xanh nước rất ngọt và vài con tôm nướng để nhâm nhi.

Tôi hỏi trường Trần Phú theo trí tưởng tượng của các anhem lớn hay nhỏ, hình hài màu sắc ra sao. Thế Hà hồi tưởng trường lớn hơn nhiều so với những ngôi trường ở Thuận Thành. Theo Hoàn,  qua thời gian, trường vẫn được cho là lớn. Với tôi trường bao giờ cũng to là vì dù đứng ở chỗ nào khuôn viên trường cũng choán toàn bộ một góc nhìn. Hoàn nhận xét tường màu vàng, mái ngói đỏ. Đúng vậy, nhiều kiến trúc thời Pháp xưa tường vàng, mái chữ V có thanh côn sơn đỡ hàng hiên, khung cửa lớn có vòm cong với của chớp bằng gỗ. Hà bổ sung rõ hơn nữa: vòm cửa sổ của truờng Trần Phú bằng gạch màu đỏ nâu xếp lại với nhau. Vâng, tôi chưa nhìn thấy tòa nhà nào có màu sắc giống như vậy.



Hâm mộ trường xưa, con em viên chức Pháp từng học ở đây thành lập hội Cựu học sinh Albert Sarraut (Asociation des Anciens du Lycée Albert Sarraut - A.L.A.S.) vào năm 1959 tại Paris, Pháp. Tại Hà Nội  thập niên 1980 có hội cựu học sinh của trường. Tại Sài Gòn cũng có một tổ chức Cựu học sinh AS tương tự như ở Hà Nội, hoạt động từ lâu.

Tôi bất ngờ vì có nhiều lãnh tụ cộng sản từng học tại đây như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp; có giáo sư Hoàng Xuân Hãn người ban hành chương trình Trung học đầu tiên của Việt Nam; bà đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân; chủ tòa báo Phong Hóa- Nhất Linh, người hay ăn quà Hà Nội Vũ Bằng. Nhà văn mít ướt Vũ Bằng sinh ra lớn lên ở Hà Nội, tới năm 1954 thì vào Sài Gòn. Hai mươi mốt năm đằng đẵng ông không thể quay ra miền Bắc. Ông bỏ mười năm viết “Thương nhớ mười hai” cả thảy 8 vạn 7 ngàn chữ, mà con chữ nào cũng nước mắt vòng quanh.



Bức hình hiếm hoi lớp ta chụp với nhau. Trong hình này, Hoàn đứng hàng sau cùng cạnh Quang-gà và Tuấn-mộng; Thế Hà đứng giữa nsBình-điếc và Vinh-lửa hàng thứ hai từ dưới lên...cả ba anh Bình-điếc, Thế Hà, Vinh-lửa hồi đó đã "hẹn nhau" vô Sài Gòn; Ánh Vân chắc hồi đó đã "thân" với cô Lân rồi.

 
Bức hình hiếm hoi khác tại nhà cô Chuyên. Bạn nào cũng bé con con đang nhấp nhổm đứng ngồi theo hướng dẫn của Phong Lan.

Nhằm ngày sao mai đi qua mặt trời buổi sáng, chúng tôi ba mảnh trong ảnh trên gặp nhau ở Sài Gòn ướm thử Trần Phú của ta cao bao nhiêu, to bao nhiêu, mơ mơ sắc vàng, cong cong sắc đỏ… gọi tên bạn xưa.

Sài Gòn 6/6/2012
qHưng




Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Bến Thành 28/5 Nhâm Thìn


Được tin có bạn vào Sài Gòn, các anh em í ới nhau từ sáng. Chạng vạng tối thứ hai, tôi xe-ôm Ánh Vân tại khách sạn Caravelle qua chợ Bến Thành cùng ăn cơm tối với các anhem. Chưa bao giờ được đủ như lần này. Vậy là nhờ Ánh Vân mà các anhem có dịp gặp mặt. 

Phải kể tới Nam Hưng vài ba lần không thể tới, thì lần này xác nhận tức thì mà đến nơi không quá trễ. Thế Hưng, nsBìnhđiếc, Thế Hà, Việt Hùng tề tựu cùng lúc em Huyền áo xanh long lanh tới. Kể cả Ánh Vân là 8 người thật đẹp, cùng thưởng thức bánh bột lọc, gỏi cuốn, bánh bèo, thịt nướng, bánh khoái, bún bò, bánh canh. Các anhchiem cùng xem hình nhé!

qHưng

Từ phải qua: Ánh Vân, Nam Hưng, Việt Hùng
Từ phải qua::Thế Hà, Huyền,  qHưng nsBìnhđiếc

Thế Hưng, Ánh Vân

Hàng dưới: Ánh Vân, Thế Hưng; Hàng trên: Thế Hà, Huyền, qHưng